Quản trị nguồn nhân lực luôn là bài toán khó giải đối với doanh nghiệp, nhất là trong thời đại kỷ nguyên số. Doanh nghiệp cần tập trung vào 4 yếu tố cốt lõi nhất trong mô hình quản trị và hạ tầng bao gồm: Con người, quy trình, cơ cấu tổ chức và công nghệ. Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tương lai sẽ là 5.0, công tác quản trị nguồn nhân lực buộc doanh nghiệp phải đương đầu với những thách thức lớn cần sự mạnh mẽ chuyển mình và vượt qua để phát triển. Cùng AlphaGroup điểm qua 5 thách thức lớn mà doanh nghiệp sẽ gặp trong quá trình quản trị nguồn nhân lực thời đại kỷ nguyên số nhé!
Những thách thức trong quản trị nguồn nhân lực thời kỷ nguyên số
1. Sự thay đổi về mô hình và quy trình kinh doanh
Sự thay đổi đầu tiên và tác động mạnh mẽ nhất của chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực là giúp cho cơ cấu tổ chức trở nên tinh gọn bằng cách kết nối trực tiếp khách hàng vào quá trình kinh doanh sản xuất. Một ví dụ thực tế dễ thấy nhất là mô hình kinh doanh của các app book xe công nghệ, app đặt đồ ăn trực tuyến. Giống như Loship, một app đặt đồ ăn trực tuyến có lượng người dùng khá lớn tại Việt Nam, khách hàng có thể trực tiếp trở thành người cung cấp dịch vụ cho khách hàng khác.
Tự động hóa triển khai ngày càng nhiều trong quy trình kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và giảm thiểu các nghiệp vụ truyền thống.
Để bắt kịp sự thay đổi trong quản trị nguồn nhân lực, các chuyên viên về nhân sự cần phải chủ động trong triển khai công tác chuyên môn, hướng đến nhân viên cũng như khách hàng của doanh nghiệp. Họ phải có tư duy nhạy bén, phản ứng nhanh và đáp ứng kịp thời theo thời gian thực để có thể đưa ra những hướng giải quyết kịp thời với nhân sự.
Ví dụ như, doanh nghiệp ứng dụng phần mềm đo lường vào công tác quản trị nguồn nhân lực, cụ thể là đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, phần mềm sẽ thông báo về tình trạng làm việc kém hiệu quả của nhân viên. Lúc này, chuyên viên nhân sự sẽ ngay lập tức có những phương án phù hợp để thay đổi tình trạng kém hiệu quả này.
>> Xem thêm: 5 lợi ích của phần mềm quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
2. Nguồn nhân lực tập trung nhiều hơn vào nhóm việc chuyên môn có giá trị tăng cao
Trong công tác quản lý hóa đơn của kế toán, thay vì sử dụng hóa đơn giấy như trước kia, kế toán phải mất hàng giờ để tìm kiếm hóa đơn, kiểm kê, tra cứu hoặc làm thống kê báo cáo cho cấp trên, thậm chí phải cần vài nhân sự để làm việc này. Nhưng với sự ra đời của hóa đơn điện tử, kế toán sẽ giảm bớt gần như 90% thời gian nhập-xuất hóa đơn, chỉ cần một nhân sự có chuyên môn cao trong công nghệ để làm việc, kế toán sẽ không còn đau đầu về không gian lưu trữ dữ liệu hóa đơn vì dữ liệu hóa đơn được lưu trữ hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến được bảo mật đảm bảo an toàn và không có chuyện hóa đơn bị thất lạc hoặc mất, quá trình truy xuất, thống kê hóa đơn cũng được diễn ra nhanh chóng mà kết quả dữ liệu trả lại hoàn toàn chính xác.
Mới đây, trong một cuộc hội thảo, đại diện Công ty Thế giới di động đã công bố một nghiên cứu liên quan đến quản trị nguồn nhân lực và cho biết, họ chỉ cần 2 nhân viên tính lương cho hơn 31 nghìn lao động. Điều này thể hiện rằng các công việc mang tính chất hành chính sự vụ trong nhân sự có thể sẽ được thay thế hoàn toàn bằng công nghệ.
3. Sự bùng nổ của Big Data và định lượng công tác nhân sự
Nếu như trước kia, trong công tác quản trị nguồn nhân lực người quản lý thường đánh mức độ làm việc hiệu quả của nhân sự, sau đó đưa ra các quyết định về năng lực của người nhân viên đó. Nhưng trước khi đưa ra được những đánh giá chính xác, người quản lý phải có sự giám sát sát sao, không những nắm rõ các công việc của nhân sự mà còn phải biết quá trình làm việc của từng cá nhân. Chưa kể, người quản lý phải đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như: Kỷ luật và chuyên cần, kỹ năng về chuyên môn, khả năng phát triển, mức độ hài lòng trong công việc,…những tiêu chí này đều rất khó để đong đếm và đánh giá chính xác. Nhưng với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là Big Data, doanh nghiệp có thể số hóa những vấn đề trên, doanh nghiệp có thể sử dụng để phân tích, dự báo và dự đoán đánh giá về từng nhân viên, từ đó người quản lý có thể đưa ra các giải pháp nhân sự phù hợp cho từng cá nhân ấy. Nhờ Big Data mà công tác quản lý nguồn nhân lực được chính xác và ít tốn công sức hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống.
>> Xem thêm: 5 lý do cần triển khai giải pháp quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp
4. Kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo
Ngoài Big Data, Blockchain thì trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ được ứng dụng phổ biến trong quản trị nguồn nhân lực. Trí thông minh nhân tạo cùng với Big Data sẽ tạo ra sự thay đổi trong các công tác tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, phát triển và gắn kết nhân viên.
Ví dụ như, doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý nhân sự, nó sẽ đưa ra cho bạn danh sách những nhân viên có khả năng nghỉ việc nhiều nhất trong vòng 6 tháng, từ đó chuyên viên nhân sự có thể đưa ra hướng giải quyết cho danh sách này.
Hoặc, bạn đang muốn tổ chức một khóa đào tạo nhân sự và chưa biết cần chuẩn bị nội dung gì để đào tạo nhân viên của mình, lúc này, trí tuệ nhân tạo sẽ cùng Big Data sẽ đưa ra các số liệu phân tích, đánh giá và đề xuất đào tạo cá nhân hóa cho từng nhân sự.
5. Đào tạo và phát triển những năng lực làm việc mới
Thế giới phát triển đòi hỏi con người cũng phải phát triển nếu không muốn bị bỏ lại phía sau cuộc chạy đua này. Đặc biệt trong thời đại kỷ nguyên số, công tác quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi chuyên viên nhân sự cần tập trung và phát triển các chương trình đào tạo cũng như năng lực làm việc mới để đáp ứng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Nhóm năng lực mới có thể bao gồm:
+ Nhóm năng lực mới trong 4.0: quản trị thông tin, quản trị quan hệ, quản trị cộng đồng, sử dụng công nghệ hỗ trợ, tiếp cận hệ sinh thái và tư duy kinh tế chia sẻ.
+ Nhóm năng lực cũ nhưng có tầm quan trọng gia tăng trong thời gian tới: đổi mới sáng tạo, phối hợp làm việc, quản trị bản thân, lập kế hoạch, tư duy khách hàng.
Qua bài viết trên có thể thấy, những thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua trong quá trình quản trị nguồn nhân lực giữa thời đại kỷ nguyên số là không hề nhỏ. Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị về kế hoạch, lộ trình và hơn hết là sự kiên trì trong quá trình thực hiện thì mới đạt được quả ngọt như ý. Vượt qua được 5 thách thức trên, nội bộ vững chắc thì doanh nghiệp mới có thể đương đầu với những khó khăn ngoài thị trường và phát triển bền vững.