Vương quốc Bỉ – UNICEF đã đồng hành cùng với bộ GD&ĐT phát triển chương trình giáo dục mầm non mới

Ngày 17/06 vừa qua, tại Hà Nội, Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Flammăn, Vương Quốc Bỉ (gọi tắt là VVOB) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã phối hợp với Bộ GD-ĐT Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Phát triển chương trình giáo dục mầm non mới” nhằm tiếp tục hỗ trợ Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD&ĐT) trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng, công bằng và tính bao trùm của chương trình giáo dục mầm non (GDMN).

phát triển chương trình mầm non

Nguồn: Canva

Với sự tham gia của các đối tác quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, hội thảo tập trung vào chia sẻ nội dung, thông điệp vận động chính sách liên quan đến bốn thách thức hiện nay của chương trình GDMN. Hội thảo có sự tham gia của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng vụ Giáo dục Mầm non, Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu mầm non, Viện khoa học và giáo dục Việt Nam, cùng với đại diện của Bộ GD&ĐT Việt Nam, và hơn 160 đại biểu đến từ các Sở GD&ĐT, các tổ chức quốc tế làm việc trong lĩnh vực giáo dục, các viện nghiên cứu và trường đại học trên cả nước.

Trong hai thập niên qua, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào Giáo dục mầm non cho trẻ em trên cả nước. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ đều được hưởng lợi như nhau. Nhiều trẻ gặp phải các rào cản và khó khăn đối với việc học tập và tham gia trong lớp, khiến trẻ không được hưởng lợi một cách đầy đủ và phát triển hết tiềm năng của mình. Các thách thức này có thể đến từ ngôn ngữ và trải nghiệm khác biệt giữa văn hóa ở trường và văn hóa ở nhà (đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số – DTTS), đến từ hệ thống phát triển chuyên môn giáo viên vẫn còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, khó khăn trong việc thực hiện phương pháp lấy trẻ làm trung tâm và định kiến giới vẫn còn tồn tại trong Giáo dục mầm non.

Việc được tiếp cận giáo dục chất lượng là quyền cơ bản của con người và Chính phủ của một quốc gia có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi trẻ em đều tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng. Đó là lý do các tổ chức quốc tế luôn phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các cơ quan giáo dục tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Với mong muốn đồng hành và hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong việc hỗ trợ phát triển Giáo dục mầm non Việt Nam, VVOB phối hợp cùng UNICEF tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ và thảo luận các nội dung vận động chính sách dựa trên các thế mạnh về các lĩnh vực chuyên môn của từng tổ chức. Các đối tác quốc tế cũng đề xuất những giải pháp đã được triển khai thành công, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục mầm non tại địa phương. Các bài chia sẻ tại hội thảo nhằm chuyển tải các nội dung và thông điệp một cách hiệu quả tới các đơn vị quản lý giáo dục, và đặc biệt là khi Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình mầm non mới sau 2020.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh gởi lời cảm ơn các tổ chức, và đặc biệt là UNICEF trong việc hỗ trợ bộ GD&ĐT triển khai các nhiệm vụ căn bản, và VVOB trong việc hỗ trợ nhân rộng phương pháp tiếp cận quan sát trẻ theo quá trình, học thông qua chơi có đáp ứng giới. Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh cũng bày tỏ mong muốn các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu cùng chung tay hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong quá trình xây dựng chương trình Giáo dục mầm non mới với những cách tiếp cận sáng tạo, hiệu quả và đảm bảo quyền trẻ em, tập trung vào 6 nội dung cụ thể sau:

          1) Đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở giáo dục mầm non trong quyết định lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với địa phương;

          2) Xây dựng Chương trình dựa trên quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”;

          3) Phương châm giáo dục “Học thông qua chơi”;

          4) Chương trình hướng tới phát triển toàn diện của trẻ mầm non, giúp trẻ sẵn sàng vào lớp Một;

          5) Trẻ được đảm bảo an toàn, quyền được vui chơi, phát triển toàn diện và không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau;

          6) Quan tâm đến điều kiện thực hiện Chương trình (Cơ sở vật chất, giáo viên, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng…).

Tại hội thảo, chuyên gia từ VVOB, UNICEF, UNESCO và ChildFund đã đại diện các đối tác quốc tế có đóng góp vào các nội dung vận động chính sách để trình bày bốn lĩnh vực ưu tiên, gồm có:

(1) Đẩy mạnh giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm;

(2) Giáo Dục Mầm Non vùng dân tộc thiểu số – ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và bản sắc văn hoá;

(3) Giáo dục giới tính và bình đẳng giới;

(4) Nâng cao năng lực và đào tạo giáo viên.

phát triển chương trình mầm non mới

Nguồn: Canva

Phát biểu kết thúc buổi hội thảo, Bà Karolina Rutkowska – Trưởng văn phòng dự án VVOB tại Việt Nam (bắt đầu từ tháng 7 năm 2021) cho hay: “Việc các tổ chức quốc tế cùng thảo luận về những vấn đề cốt lõi trong giáo dục mầm non tại hội thảo là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta cùng nhau học tập, chia sẻ những kinh nghiệm và trải nghiệm nhằm hỗ trợ giải quyết các rào cản trong học tập ở Giáo dục mầm non, và đóng góp cho chương trình GDMN mới. VVOB cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong quá trình phát triển của chương trình Giáo dục mầm non mới”.

Thay mặt cho các tổ chức quốc tế đã có đóng góp vào nội dung các bài trình bày, Bà Karolina cũng gửi cảm ơn tới Bộ GD&ĐT đã luôn tin tưởng đồng hành cùng các tổ chức quốc tế.

Thông qua hội thảo này, VVOB, UNICEF và các đối tác quốc tế mong muốn được chia sẻ những kết quả đạt được và những kinh nghiệm từ dự án để các Bộ, ban ngành liên quan có thêm thông tin và cơ sở để xây dựng chương trình Giáo dục mầm non giai đoạn tới, qua đó góp phần nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non Việt Nam.

Theo vtv.vn

Theo dõi AlphaGroup để biết thêm nhiều thông tin về phần mềm quản lý trường mầm non nhé!

Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và Chuyển đổi số AlphaGroup (AlphaSoftware)

Địa chỉ: Tầng trệt, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Email: info@alphasoftware.vn
Hotline Hành chính nhân sự: 0292 999 1929 (Phím 1)
Hotline Khách hàng doanh nghiệp: 0292 999 1929 (Phím 2)

TÌM KIẾM:

TIN TỨC MỚI NHẤT:

TIN TỨC NỔI BẬT:

TƯ VẤN & HỖ TRỢ:

TIN TỨC GỢI Ý:

Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline