Ứng dụng GIS vào nông nghiệp giúp nông sản Việt vươn ra thế giới

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập công nghệ số như hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khác nhau. Trong đó, đa phần nông nghiệp Việt vẫn ở hình thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thêm các tác động từ môi trường, dịch bệnh khiến chất lượng nông sản bị giảm và đầu ra trở nên khó khăn. 

Để đối mặt với các khó khăn đó, nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi mở ra nhiều cơ hội, là một giải pháp cho các nông dân Việt vượt qua những khó khăn và thách thức từ môi trường và thị trường. Bằng phương pháp ứng dụng GIS vào nông nghiệp đã tạo hướng đi mới cho phép các nông dân phân tích dữ liệu môi trường, theo dõi tình trạng các loại đất và các yếu tố khác giúp cho quá trình sản xuất nông nghiệp được diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. 

Ứng dụng GIS vào nông nghiệp giúp nông sản Việt vươn ra thế giới, ứng dụng gis vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ gis vào nông nghiệp

Vai trò của ứng dụng GIS vào nông nghiệp và xuất khẩu nông sản

Việc ứng dụng GIS vào nông nghiệp giúp xác định được những nhu cầu về lương thực và đất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu nông sản đáp ứng tối ưu từng vùng, từng khu vực và từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Để từ đó, các biện pháp và chỉ dẫn để bảo vệ môi trường sẽ được vạch ra song song cùng với nhu cầu về trồng trọt và sản xuất nông sản. Cho thấy ứng dụng công nghệ GIS trong định hướng sản xuất nông nghiệp được ngày càng mở rộng, đạt được hiệu quả cao và trở thành một công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với các chuyên gia quy hoạch cũng như các nhà nông nghiệp. 

Ứng dụng GIS vào nông nghiệp giúp nông sản Việt vươn ra thế giới, ứng dụng gis vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ gis vào nông nghiệp

Điểm khác biệt của GIS so với bản đồ thông thường là người dùng có thể xem các dữ liệu được thể hiện trên từng lớp bản đồ tại vùng nghiên cứu đến từ các nhà nghiên cứu nông nghiệp. Các bản đồ thông thường chỉ nêu khái quát các dữ liệu, nhưng đối với bản đồ GIS sẽ hỗ trợ đưa ra các dữ liệu thể hiện không chỉ ở bề mặt, mà còn cho thấy các tầng đá gốc, loại đất, thảm thực vật và các yếu tố ảnh hưởng khác. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ GIS vào nông nghiệp còn rất hữu ích, hỗ trợ nghiên cứu các vùng đất mới để sản xuất nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu bởi các số liệu về cấu trúc đất đã được lưu trữ trên hệ thống thông tin địa lý GIS.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, các tiêu chí về chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm được đánh giá hàng đầu. Quy trình sản xuất nông sản theo các truyền thống sẽ không ghi nhận lại được toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển, người tiêu dùng sẽ không thể biết được loại nông sản này có từng bị phun thuốc từ sâu hoặc đã từng gặp dịch bệnh. Đây chính là khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, vì những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nông sản đạt chuẩn xuất khẩu ra quốc tế rất nhiều, nếu như toàn bộ quá trình sản xuất được ghi nhận và mã hóa dữ liệu thì quá trình đưa nông sản Việt ra thế giới sẽ dễ dàng hơn. 

Tại Bangladesh, Viện phát triển tài nguyên đất đai đã áp dụng thành công mô hình ứng dụng GIS vào nông nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, phân tích thông tin tài nguyên đất đai như cấu trúc các loại đất, khả năng phát triển và đưa ra các khuyến nghị về sử dụng phân bón, cây trồng thích hợp nhằm nâng cao tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cường khả năng xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, Viện phát triển tài nguyên đã ứng dụng công nghệ GIS cho ra đời 44 loại bản đồ khác nhau liên quan đến tình trạng dinh dưỡng đất, tình trạng sử dụng đất, sử dụng phân bón, tỷ lệ đất nhiễm mặn,…

Sự chuyển mình của nông nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu nông sản

Các thị trường xuất khẩu luôn có chính sách nghiêm ngặt về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, thị trường Châu Âu là một trong những ví dụ điển hình. Thị trường Châu Âu đã thực hiện nghiêm chế độ EUROGAP (Euro Good Agricultural Practice) được tiêu chuẩn hóa từ khu vực sản xuất như canh tác, bảo quản, vận chuyển, xử lý tiêu độc cho đến khâu nhập và xuất khẩu nông sản. Do đó các sản phẩm nông nghiệp nếu muốn nhập khẩu phải đạt được những tiêu chuẩn đó. Tương tự thị trường Châu Âu thì thị trường Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đã áp dụng chính sách JGAP nghiêm ngặt với các sản phẩm xuất khẩu. 

Để đáp ứng các nhu cầu và giải quyết những khó khăn mà nông sản Việt gặp phải thì việc xây dựng một cơ sở dữ liệu nông nghiệp trên một nền tảng công nghệ GIS là một giải pháp tối ưu. Khi ứng dụng công nghệ GIS vào nông nghiệp sẽ hỗ trợ sự thống nhất về khuôn dạng, hệ tọa độ và cấu trúc dữ liệu gồm các dữ liệu địa lý và phi địa lý, các dữ liệu sẽ được kết nối với mô hình phân tích thông tin giúp quá trình lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên được phát triển bền vững.

ứng dụng gis vào nông nghiệp

Ngoài ra khi ứng dụng GIS vào nông nghiệp cung cấp tính năng hỗ trợ nông dân như: tài nguyên đất, khí hậu nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế sử dụng, tình hình sản xuất nông nghiệp, số liệu thống kê,… Đặc biệt là các số liệu về dân số, kinh tế và lượng lao động nông thôn. Bên cạnh đó, GIS còn là một công cụ hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu chuyên đề, xử lý dữ liệu địa lý, tích hợp dữ liệu xây dựng bản đồ đơn vị đất trong các các hoạt động quy hoạch phân loại và đánh giá đất. 

Dựa vào đó, các chuyên gia phải tuân thủ quy trình phân tích các chỉ tiêu bao gồm: xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá, lựa chọn lớp bản đồ. Từ đó đánh giá và phân loại mức độ thích hợp theo tiêu chuẩn và đưa ra các bản đồ chuyên đề thích hợp, đây được xem là yếu tố quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển nền nông nghiệp sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn mà các thị trường xuất khẩu quốc tế đề ra. 

Tổng kết

Ứng dụng GIS vào nông nghiệp mang đến những giá trị to lớn cho nền nông nghiệp và là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho người sử dụng giúp xác định hướng thay đổi của dữ liệu tại một vùng nhất định theo thời gian, đồng thời dự đoán những vấn đề xảy ra khi có sự thay đổi trong quá trình canh tác mùa vụ. Các dữ liệu trên hệ thống ứng dụng GIS cung cấp có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế và luôn được cập nhật đảm bảo thông tin được cung cấp chính xác, đầy đủ và không lỗi thời phù hợp với từng mục đích của người sử dụng. 

Dựa vào các tính năng vượt trội của ứng dụng GIS hỗ trợ thì việc sản xuất và xuất khẩu nông sản trở nên đơn giản và dễ dàng với việc toàn bộ thông tin dữ liệu nông nghiệp sẽ được thể hiện trực quan trên bản đồ, giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định phù hợp và chính xác trên cùng một hệ thống.  Nhưng để chọn nhà cung cấp các dịch vụ cung cấp các giải pháp công nghệ uy tín trên thị trường là vô cùng khó khăn, với đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm AlphaGroup là một trong những đơn vị cung cấp có thể mang đến cho bạn  các giải pháp công nghệ uy tín trên thị trường.  

Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và Chuyển đổi số AlphaGroup (AlphaSoftware)

Địa chỉ: Tầng trệt, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Email: info@alphasoftware.vn
Hotline Hành chính nhân sự: 0292 999 1929 (Phím 1)
Hotline Khách hàng doanh nghiệp: 0292 999 1929 (Phím 2)

TÌM KIẾM:

TIN TỨC MỚI NHẤT:

TIN TỨC NỔI BẬT:

TƯ VẤN & HỖ TRỢ:

TIN TỨC GỢI Ý:

Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline