Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn ra càng ngày càng lan rộng, tính từ ngày 27/4 tới thời điểm sáng ngày 10/05/2021 đã có thêm 411 ca mắc Covid-19. Dịch đã lan rộng đến 26 tỉnh thành trong cả nước.
Với tất cả những tác động tiêu cực đến sức khỏe, xã hội và kinh tế, đang thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và tài chính số Việt Nam. COVID-19 mang lại cơ hội và cú huých trăm năm để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn bộ quốc gia: Cả kinh tế, cả xã hội; cả nhà nước, cả doanh nghiệp; cả cộng đồng, cả người dân…
Nguồn: Canva
Trong bối cảnh Covid đang rình rập ngày càng nhiều người Việt Nam đã chuyển sang nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Nhiều doanh nghiệp và dịch vụ của Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp như đẩy nhanh thúc đẩy chuyển đổi số để chuyển sang dịch vụ mơi để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời Covid như hiện nay.
Được sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số bao gồm: ngân hàng điện tử, ví điện tử, chuyển tiền qua điện thoại,… tăng đáng kể đưa Việt Nam vào nhóm 3 quốc gia hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng thương mại điện tử.
Về việc sống chung với Covid có thể sẽ trở thành tình trạng bình thường mới sau đại dịch. Nhưng những lo ngại về sức khỏe an toàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến những hành vi của mọi người dân. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số giúp chúng ta tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh buôn bán học tập làm việc bất chấp gián đoạn từ những cú sốc không thể nào lường trước được như Covid.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều quốc gia đang tiến tới xây dựng một chính phủ số và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chính phủ số có sứ mệnh dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia do vậy phải đi trước, đi đầu tạo không gian phát triển cho kinh tế số, xã hội số.
Thành công từ trước đến nay thường đến từ chính những cuộc khủng hoảng và đây là thời cơ hiếm có của Việt Nam để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Theo Báo lao động