Cách quản lý chuỗi cung ứng theo kiểu truyền thống đang dần trở nên lỗi thời và không còn đem lại hiệu quả. Các nhà quản trị đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong quản lý chuỗi cung ứng nhưng không thể giải quyết bằng các phương pháp đã từng áp dụng trước đây. Đó là lý do tại sao các nhà quản lý cần có những công cụ quản lý hiện đại và nền kiến thức vững chắc để quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Hãy cùng AlphaGroup tìm hiểu thêm về những vấn đề mà các nhà quản lý thường gặp phải trong quản lý chuỗi cung ứng. Từ đó tìm ra giải pháp khắc phục những vấn đề đó để giải quyết những khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Những yêu cầu trong quản lý chuỗi cung ứng
Bài toán về quản lý chuỗi cung ứng là một câu chuyện quan trọng và đầy trông gai của hầu hết tất cả doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Thời gian là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào trong chuỗi cung ứng, nó là yếu tố làm ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp.
Cổ phiếu sản xuất máy bay Airbus giảm 25% sau một đêm khi hãng thông báo thời gian sản xuất bị trì hoãn thêm 6 tháng vào năm 2005. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy thời gian đã ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp như thế nào.
Chuỗi cung ứng có thể sẽ gây khó khăn trong quản lý và tối ưu hóa từ bản chất phức tạp, những áp lực từ thị trường, sự phức tạp trong mạng lưới đối tác hay các yếu tố thực tế bên ngoài. Đây chính là lý do tại sao quản lý chuỗi cung ứng luôn là mê công phức tạp cho các nhà quản lý.
Ví dụ: Hãng sản xuất ôtô lớn tại Việt Nam vì thiếu hụt nguồn cung chip xử lý trên thị trường. Đại diện công ty đã cho biết các nhà máy dự kiến cắt giảm 20% công suất và nguy cơ có thể cắt giảm tiếp tục vì thiếu chip, việc này đã dẫn đến doanh nghiệp này đã phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ về mình.
Từ việc đó cho thấy các doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu, số lượng nguồn cung ứng đối với một sản phẩm để có thể sản xuất đủ số lượng để tránh bị gián đoạn trong quy trình sản xuất. Khi xác định không chính xác khối lượng hàng hóa có thể dẫn đến việc mất mát lợi nhuận cho các đơn đặt hàng, tốn nhiều chi phí cho việc lưu kho hay hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng bị giảm xuống.
Công nghệ GIS giúp quản lý dữ liệu lớn hiệu quả
Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý chuỗi cung ứng đặc biệt hiệu quả đối với các nhà quản lý bởi khả năng quản lý dữ liệu lớn trên hệ thống GIS. Hệ thống thông tin địa lý sẽ được sử dụng trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, thi công xây dựng, bất động sản,…Có thể thấy công nghệ GIS là một ứng dụng tuyệt vời mà các nhà kinh doanh cần áp dụng trong công cuộc quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp của mình.
Điểm khác biệt của công nghệ GIS so với các công nghệ khác khi ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng là hầu hết các dữ liệu đều là một thành phần trong dữ liệu không gian. Các nhà quản lý có thể theo dõi và quản lý tài nguyên cũng như mọi quy trình trong chuỗi cung ứng nhờ tính năng sử dụng định vị dữ liệu phân tích của công nghệ GIS.
Nguồn lực quản lý giao thông vận tải, điểm phân phối hàng hóa cùng với quy trình lắp ráp, định tuyến vận chuyển, hợp nhất quá trình vận chuyển, dự báo nhu cầu hoặc nguồn cung, dây chuyền sản xuất,…đều phải theo một quy trình và việc nắm bắt thông tin từng khâu là một vấn đề khó khăn trong việc quản lý. Dựa vào đó khi ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý chuỗi cung ứng là một giải pháp tối ưu với việc quản lý quy trình và tài nguyên, các nhà quản lý chuỗi cung ứng có thể tích hợp thông tin và phân tích các tác động tiềm ẩn của vị trí, tuyến đường vận chuyển cũng như dự đoán sự chậm trễ các đơn vị phân phối. Ngoài việc có khả năng quản lý số lượng lớn dữ liệu, hệ thống công nghệ GIS còn có thể trình bày dữ liệu dưới dạng trực quan trên cơ sở đồ họa giúp các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát và nắm bắt thông tin.
GIS giúp nhà quản lý dễ dàng phát hiện xu hướng và xác định các rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh đó còn cho phép nhà quản lý vượt qua ranh giới để tạo ra tác động rõ ràng chiến lược. Như vậy, các bộ phận quản lý và cấp lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá sự cân bằng và tối ưu hóa các chi phí phụ, cải thiện hoạt động của doanh nghiệp cùng với các chỉ số cũng như các bộ phận khác trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Thúc đẩy liền mạch chuỗi cung ứng
1. Chiến lược được thực hiện dựa trên dữ liệu
Hầu hết các doanh nghiệp đều đang nghĩ rằng mình đã sử dụng nguồn dữ liệu hiệu quả từ các nhà quản trị hay lãnh đạo nhưng họ thường chỉ quan tâm đến các số liệu trong các báo cáo, trên các biểu đồ và đồ thị. Nhưng hướng dữ liệu không đại diện cho chiến lược của doanh nghiệp.
Dữ liệu khi ấy sẽ cung cấp ý nghĩa quan trọng trong các quyết định liên quan đến chi phí, sự chậm trễ nguồn cung ứng hàng hóa trong bối cảnh doanh nghiệp cần phát triển chiến lược và hoạt động. Tuy nhiên một bước quan trọng trong quá trình ra quyết định là đánh giá dữ liệu để nhà quản trị có thể đưa ra kết luận một cách chính xác.
2. Sự ưu tiên trong phân tích vị trí
Nếu một nhà quản trị thực hiện phân tích doanh nghiệp mà không xét, phân tích về vị trí thì đó là một lỗ hổng dẫn đến những sai lầm cho các chiến lược. Nhưng nếu không phân tích đầy đủ yếu tố vị trí, các nhà quản trị sẽ không xây dựng được lịch trình thực tế và có sự tính toán chính xác.
Vì hầu hết các quy trình trong kinh doanh đều ưu tiên đến vị trí. Từ việc người mua hàng đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm mua đến việc vị trí doanh nghiệp đặt các điểm bán, địa điểm sản xuất, hàng hóa đi từ địa điểm này đến địa điểm khác. Điều đó cho thấy bất cứ hoạt động nào cũng cần có yếu tố vị trí để quyết định.
3. Nguồn dữ liệu và phân tích
Dữ liệu là một nguồn thông tin quan trọng của mỗi doanh nghiệp vì thế việc thu thập đúng loại dữ liệu là vô cùng quan trọng. Dữ liệu có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chúng đều phải được định dạng tương thích và phù hợp. Ngoài việc chọn các thông số ánh xạ, xác định vị trí ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu trong phân tích không gian. Trong đó, với công nghệ GIS có điểm mạnh nằm ở khả năng hiển thị các mối quan hệ và các mẫu trong dữ liệu đưa ra xu hướng trước đây.
Khi phân tích theo hướng dữ liệu không chỉ quan tâm đến các yếu tố riêng lẻ mà cần theo cách những dữ liệu này tương tác và mức độ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau hoặc bất kỳ các yếu tố nào khác. Một phân tích chuỗi cung ứng cụ thể có thể sử dụng dữ liệu từ sự kết hợp của tiếp thị, bán hàng, kỹ thuật, sản xuất, kho bãi, các phòng ban chức năng khác. Dữ liệu có thể có sẵn trong cơ sở dữ liệu trên máy chủ hoặc từ lưu trữ đám mây, khi ứng dụng công nghệ GIS trong chuỗi cung ứng sẽ giúp các nhà quản trị dễ dàng xử lý, phân tích dữ liệu góp phần tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Tổng kết
Công nghệ GIS trong chuỗi cung ứng được xem là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản lý bởi công cụ này có thể quản lý được lượng lớn dữ liệu, hỗ trợ phân tích dữ liệu giúp đưa ra các chiến lược chính xác. Ngoài ra công nghệ GIS còn là giải pháp giúp khắc phục những thách thức của quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của việc quản lý chuỗi cung ứng các nhà quản lý cần có cái nhìn sâu sắc hơn về công nghệ GIS để trang bị một tầm nhìn bao quát cho chiến lược phát triển bền vững.