4 lời khuyên dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khủng hoảng COVID-19

Khi virus COVID-19 tiếp tục lây lan trên toàn thế giới và tạo ra suy thoái kinh tế, hầu như tất cả các chủ doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo, các nhà tiếp thị và quảng cáo đều nhận thức rất rõ những tác động của nó đối với chính doanh nghiệp mình, với chính những công việc mình đang thực hiện. Và điều quan trọng là cần có những chuẩn bị phù hợp cho bối cảnh hiện tại, và tương lai.

Vậy đâu là những mối đe dọa tiềm ẩn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt?

Dài hạn và ngắn hạn

Về ngắn hạn thì tác động của COVID đối với đa số các doanh nghiệp là rất rõ ràng. Các chuyến bay bị đình chỉ, các hội nghị bị hủy bỏ, thị trường chứng khoán xuống dốc…đó chỉ là một vài thách thức kinh tế toàn cầu mà con virus đã đem lại ở thời điểm hiện tại.

Về dài hạn thì những ảnh hưởng của COVID sẽ không phải là ít. Ít nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) sẽ phải đối mặt với mối đe dọa về tài chính. Và nếu bạn theo dõi trên các chuyên trang về kinh doanh, kinh tế thì bạn có thể thấy họ đang thực hiện các biện pháp để chuẩn bị cho suy thoái kinh tế. 

Bất lợi hay có cơ hội lợi thế?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem xét các tác động thông thường mà COVID đem đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy Việt Nam đã làm rất tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh, nhưng chúng ta vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ dịch bùng phát trở lại. Đa phần các doanh nghiệp và công dân đều đã quen với tình hình, luôn sẵn sàng để phối hợp với chính phủ và các cơ quan ban ngành chức năng trong việc đối phó và kiểm soát. Sẵn sàng làm việc tại nhà khi có yêu cầu. Và trong mọi trường hợp bùng phát ở mọi quy mô, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Thói quen chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm mạnh trong thời điểm không chắc chắn về bất cứ kịch bản nào có thể xảy ra với họ:

  • Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tuyên bố phá sản. Giả định virus tiếp tục lây lan thì đây sẽ là tình trạng không thể tránh khỏi;
  • Các doanh nhân sẽ trì hoãn việc ra mắt sản phẩm, dịch vụ của họ cho đến khi mọi thứ trở nên rõ ràng;
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giảm chi phí bằng việc cắt giảm ngân sách tiếp thị, ngân sách cho hoạt động sản xuất nội dung, tối ưu SEO…Bất cứ dịch vụ nào không giúp họ tạo ra doanh thu trong thời gian ngắn, doanh nghiệp sẽ cắt giảm nó. 

Doanh nghiệp có thể chuẩn bị như thế nào?

Nếu chúng ta hiểu rõ những rủi ro mà COVID gây ra, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện một số biện pháp bảo vệ doanh nghiệp của mình thậm chí tăng trưởng thần tốc và đưa những gì chúng ta đang làm ra khỏi tầm ngắm của COVID. Cụ thể: 

1. Giữ chi phí ở mức tối thiểu

Mọi doanh nghiệp nên tìm cách giảm chi phí. Tiến hành các cuộc họp trực tuyến với khách hàng hiện tại hoặc khách hàng mới để cắt giảm các chi phí đi lại. Nói chung, bất cứ khoản chi phí nào không đóng góp tích cực cho dòng tiền ngay lập tức của mình thì hãy xem xét mà cắt giảm hoặc cắt hoàn toàn. Doanh nghiệp cũng nên xem xét việc ngừng tuyển dụng nhân viên mới, cắt giảm một số công việc mà doanh nghiệp phải thuê ngoài, thu hồi lại một số nhiệm vụ thường outsourcing để tự mình thực hiện…

Nói chung, có rất nhiều hành động doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp của mình. Quan trọng là các biện pháp cắt giảm ngân sách cần được đưa ra có sự tính toán kỹ lưỡng.

2. Duy trì, bảo vệ dòng doanh thu cốt lõi và chăm sóc khách hàng ngay từ bây giờ

Nhà soạn nhạc người Mỹ Stephen Sondheim đã từng viết: “Để có được những gì bạn muốn, tốt hơn là bạn nên giữ những gì bạn có.” Lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng cốt lõi chính là nền tảng. Điều làm nên sự khác biệt của những công ty sẽ phát triển mạnh sau đó là khả năng dự đoán sự thay đổi của thị trường và phản ứng và thích ứng với nhu cầu mới của khách hàng trong thời gian thực.

Theo lời khuyên của các chuyên gia tại Accenture, họ đưa ra ba hành động rõ ràng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp:

  • Tạo khả năng hiện diện sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu trong một môi trường thay đổi nhanh chóng. Hiểu biết liên tục về dữ liệu người dùng, bản địa hóa các tình huống, hành vi và nhu cầu thay đổi của khách hàng là rất quan trọng. Dữ liệu sức khỏe cộng đồng chính là ưu tiên.
  • Đổi mới các dịch vụ để đáp ứng như cầu ngày càng tăng của khách hàng. Khả năng điều chỉnh nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ hiện có để phù hợp với nhu cầu mới của người tiêu dùng là điều cần thiết. Ưu tiên những khách hàng phù hợp và chuẩn bị kế hoạch đầu tư để chuyển đổi số.
  • Thiết lập mô hình hoạt động linh hoạt. Chiến lược kinh doanh, chiến lược đối xử với khách hàng, thông điệp và ưu đãi phải phát triển theo hành vi của người tiêu dùng theo thời gian thực. Tái sử dụng các tài sản để kích hoạt các mô hình kinh doanh mới có liên quan đến điều kiện và nhu cầu địa phương.

3. Học các kỹ năng mới đang có nhu cầu trong thời gian này

Vì khối lượng công việc sẽ ít hơn, dẫn đến việc giải phóng một lượng lớn thời gian mỗi ngày trong tuần. Doanh nghiệp nên bắt đầu đầu tư thời gian cho việc đào tạo các kỹ năng mới và mở rộng kiến thức cho đội ngũ nhân sự. Tập trung vào các kỹ năng giúp mỗi cá thể trong doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh trước mắt như: Trí tuệ cảm xúc, Kỹ năng lập trình, kỹ năng liên quan đến Digital Marketing (SEO, Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, Viết content, Phân tích dữ liệu…).

4. Mở rộng quan hệ hợp tác và khám phá cơ hội kinh doanh mới (Tìm các con đường tăng trưởng mới)

Tương lai sẽ thuộc về những người có sự chuẩn bị kỹ càng. Mặc dù nghe có vẻ ngược đời khi dành thời gian hôm nay để xác định các con đường tăng trưởng mới, nhưng bài học từ hai cuộc suy thoái vừa qua cho thấy các công ty cân bằng giữa tăng trưởng và quản lý chi phí đã vượt trội so với đối thủ về sau.

Để sẵn sàng cho những gì tiếp theo, hãy ưu tiên hai mục tiêu:

  • Đánh giá lại doanh nghiệp qua lăng kính khách hàng. Cuộc khủng hoảng này mang đến một cơ hội duy nhất để xây dựng lòng tin với khách hàng và thiết lập lại nhu cầu của họ, bao gồm cả cách họ muốn mua và nhận dịch vụ. Hãy cẩn thận để không bị coi là lợi dụng tình huống dịch bệnh để bán hàng.
  • Đánh giá lại các kênh và đối tác trong hệ sinh thái. Tính linh hoạt của mô hình kinh doanh là rất quan trọng. Tách phần lõi của doanh nghiệp để không bị ảnh hưởng về mặt lâu dài. Thử nghiệm những mô hình kinh doanh mới thông qua các đối tác sẽ là chìa khóa để sinh tồn và thậm chí tăng trưởng. 

Không có điều gì dễ dàng ngay lúc này. Nhưng nếu chung ta coi đây là một thách thức thì chúng ta hoàn toàn có cơ hội để vượt qua và tiến lên phía trước. Tất cả những gì chúng ta phải làm là:

  • Một cộng đồng mạnh mẽ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau
  • Một thái độ kiên cường và sẵn sàng thích nghi
  • Ý tưởng sáng tạo và phải thực hiện nhanh chóng

Chúc cho doanh nghiệp của bạn vượt qua mọi sóng gió để vươn lên mạnh mẽ.

Nguồn: Tình Nguyễn/Advertisingvietnam.com

Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và Chuyển đổi số AlphaGroup (AlphaSoftware)

Địa chỉ: Tầng trệt, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Email: info@alphasoftware.vn
Hotline Hành chính nhân sự: 0292 999 1929 (Phím 1)
Hotline Khách hàng doanh nghiệp: 0292 999 1929 (Phím 2)

TÌM KIẾM:

TIN TỨC MỚI NHẤT:

TIN TỨC NỔI BẬT:

TƯ VẤN & HỖ TRỢ:

TIN TỨC GỢI Ý:

Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline