Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non luôn là vấn đề các phụ huynh lo lắng khi cho con em đi học tại trường mầm non. Phụ huynh luôn đặt vấn đề lo lắng các con của mình hôm nay đã ăn gì, có đầy đủ dưỡng chất, hợp vệ sinh hay không? Nhà trường làm gì để đảm bảo rằng cho các con học tại trường sẽ cam kết các khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất. Cùng tìm hiểu bài viết hôm nay, AlphaSC sẻ chia sẻ đến các phụ huynh và nhà trường về nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non cũng như theo 3 bước kiểm thực an toàn hợp vệ sinh thực phẩm:
Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Trẻ em mầm non đây là giai đoạn trẻ đang trên đà phát triển nhanh về thể chất lẫn trí tuệ, vì vậy khẩu phần ăn dinh dưỡng hằng ngày có ảnh hưởng rất nhiều đối với trẻ. Cho nên cần phải đảm bảo xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn hợp vệ sinh. Theo một nghiên cứu cho rằng, trẻ suy dinh dưỡng có khả năng học hỏi kém hơn so với trẻ được cung cấp nạp đầy đủ chất dinh dưỡng. Để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non hợp lý, nhà trường và phụ huynh cần nắm rõ các nguyên tắc sau:
- Thực đơn cần đảm bảo đủ calo mỗi ngày: Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần đảm bảo cung cấp vừa đủ năng lượng calo không cung cấp nhiều hoặc quá ít. Vì cung cấp nhiều calo dẫn đến trẻ bị béo phì hoặc quá ít có thể gây ra cơ thể suy dinh dưỡng. Nên chọn thực phẩm nhiều calo xen lẫn thực phẩm ít calo để điều chỉnh cung cấp vừa đủ năng lượng cho trẻ.
- Cân đối Protein – Lipid – Glucid: trong bữa ăn cần cân đối các thực phẩm này với nhau theo tỷ lệ 13-37-50; 14-36-50; 15-37-48 (áp dụng cho trẻ từ 3-36 tháng tuổi).
- Xây dựng đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non theo mùa: Nhiệt độ cơ thể bé sẽ thay đổi theo mùa, phụ huynh và thầy cân lưu ý điều này để bảo đảm con hấp thụ tốt dinh dưỡng. Ví dụ vào mùa đông có thể cho trẻ ăn những phần ăn như súp, xào, hầm, … Vào mùa hè có thể cho trẻ ăn các loại món như nước ép hoa, quả, rau, … Nhưng cũng phải cần cân đối được khẩu phần dinh dưỡng đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ.
- Thực đơn, thực phẩm đa dạng, phong phú: Mỗi loại thực phẩm mang một loại dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, nhà trường cần lưu ý thay phiên thay đổi nhiều loại thực phẩm xen lẫn các bữa ăn cho trẻ để tránh trường hợp bé kén ăn, ngán. Nhưng nên lưu ý cho trẻ ăn chín, uống sôi và nhà trường cùng cần đảm bảo phải qua 3 bước kiểm thực để đảm bảo đồ ăn, an toàn và hợp vệ sinh. Còn 3 bước đó được thực hiện như thế nào cùng AlphaSC đón xem phần tiếp theo bên dưới!
03 bước kiểm thực khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Quy trình 3 bước kiểm thực khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mầm non: An toàn hợp vệ sinh thực phẩm – Cung cấp đầy đủ dưỡng chất
Căn cứ theo Quyết định số: 1246/QĐ-BYT ngày 31/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Y Tế quy định: “Kiểm thực ba bước là việc thực hiện kiểm tra, ghi chép và lưu giữ tài liệu tại cơ sở ghi chép nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ khi nhập nguyên liệu, thực phẩm, sơ chế, chế biến, phân chia, bảo quản và vận chuyển thức ăn cho đến khi ăn uống tại cơ sở.” Quy trình kiểm thực gồm 3 bước được ghi rõ nội dung như sau:
Bước 1: Kiểm thực trước khi chế biến thức ăn
Trước khi bắt đầu chế biến thức ăn cần phải kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, nhãn, mác, hạn sử dụng, thành phần chứa trong thực phẩm,… đặc biệt là giấy kiểm định thực phẩm. Sau khi kiểm tra ghi lại các thông tin (Theo Mẫu số 1, Phụ lục 1: Mẫu biểu ghi chép kiểm thực 3 bước) và đánh giá tình trạng, chất lượng của mỗi loại thực phẩm.
Mẫu số 1 – Phụ lục 1: Đối với thực phẩm tươi sống, đông lạnh: thịt, cá, rau, củ, quả,…
Mẫu số 1 – Phụ lục 1: Đối với thực phẩm khô và thực phẩm bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm
Bước 2: Kiểm thực trong quá trình chế biến thức ăn
Sau khi đã kiểm tra và đánh giá thực phẩm sẽ tiếp tục bắt tay vào giai đoạn chế biến thức ăn. Trong giai đoạn này nhà trường cần lưu ý đến một số điều kiện:
- Các dụng cụ chế biến thực phẩm và nấu ăn phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Người tham gia vào chế biến thức ăn cần đảm bảo đeo găng tay, nón, tạp dề…
- Nơi chế biến thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.
Ghi lại thời gian bắt đầu kiểm tra và kết thúc quá trình chế biến thức ăn. Sau khi kiểm tra ghi lại các nội dung trong quá trình chế biến thức ăn (Theo Mẫu số 2, Phụ lục 1: Mẫu biểu ghi chép kiểm thực 3 bước).
Mẫu số 2 – Phụ lục 1: Kiểm thực trong quá trình chế biến thức ăn
Bước 3: Kiểm thực trước khi ăn
Ở bước này cần kiểm tra đối chiếu với thực đơn, kiểm tra chén ăn, đũa, muỗng, nơi ăn uống,… Và bước kiểm tra đặc biệt quan trọng là đánh giá mùi vị của thức ăn sau khi cho trẻ em ăn. Ghi chép lại nội dung kiểm tra trước thức ăn (Theo Mẫu số 3, Phụ lục 1: Mẫu biểu ghi chép kiểm thực 3 bước).
Mẫu số 3 – Phụ lục 1: Kiểm thực trước khi ăn
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng góp phần xây dựng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, nhà trường cũng như ba mẹ cần lưu ý những điều trên mà chúng tôi sẽ chia sẻ. Theo dõi AlphaSC để mang lại những thông tin hữu ích cần thiết cho sự phát triển cho trẻ mầm non nhé.
Xem thêm: Quản lý khẩu phần dinh dưỡng, cân đối và khoa học
Liên hệ AlphaSC qua số điện thoại: 0386810894 (Mr.Duy) nếu bạn đang cần triển khai phần mềm quản lý trường mầm non.