Những tác động và vai trò của chuyển đổi số trong Giáo dục

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hành động kịp thời trong xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, định hình chiến lược phát triển trong tiến trình chuyển đổi số nền kinh tế. Chính vì thế, chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được Chính phủ quan tâm hàng đầu và quyết tâm hoàn thành cho bằng được. Năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Thông tin & Truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề án cho Thủ Tướng xem qua. Trong đó, chuyển đổi số trong Giáo dục được xem là lĩnh vực cần được chuyển đổi số chuyên sâu nhất. Không những chuyển đổi về mặt công nghệ, quản lý dữ liệu mà còn hướng đến thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa trong giáo dục.

chuyển đổi số trong giáo dục

Nguồn: Canva

Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

“Chuyển đổi số trong giáo dục là phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Chuyển đổi số trong giáo dục thúc đẩy phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa, 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.

Có hai nội dung chính cần tập trung trong việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT): Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.

Chuyển đổi số trong giáo dục bắt đầu từ hoạt động quản lý bao gồm: Số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu,…) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành.

Tiếp theo của chương trình chuyển đổi số trong giáo dục là thay đổi các phương thức dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi số trong giáo dục là chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.

>> Xem thêm: 8 xu hướng của chuyển đổi số trong giáo dục (Phần 1)

Những lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục

chuyển đổi số trong giáo dục

Nguồn: Canva

Nâng cao chất lượng giáo dục

Thành tựu to lớn của công nghệ là tạo ra IoT (Internet Of Things) giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain,… giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.

Tăng tính tương tác, tính thực hành – ứng dụng

Ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality – VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ,…giúp người học có những trải nghiệm như đang trực tiếp thực hành, đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú cho người học, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong lớp học.

Tạo không gian và thời gian học linh hoạt, thúc đẩy giáo dục mở – bình đẳng – cá thể hóa

Dịch bệnh là khoảng thời gian mà hình thức học trực tuyến được áp dụng rộng rãi và bùng nổ khắp trên thế giới, tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, linh động, học mọi lúc mọi nơi. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. Nền giáo dục mở giúp việc tìm kiếm tài liệu về kiến thức cũng mở rộng, người học có thể tìm kiếm được nguồn tài nguyên học tập trên nhiều nền tảng internet khác nhau và bất cứ thời gian nào. Tài liệu học mở cũng chính là xu hướng tự học phát triển của nền giáo dục hiện đại.

>> Xem thêm: Chuyển đổi số là chìa khóa cốt lõi để vận hành doanh nghiệp 

Chuyển đổi số trong giáo dục sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho ngành giáo dục, không những góp phần vào công cuộc trồng người mà còn giúp tiết kiệm các chi phí dài lâu. Để chuyển đổi số trong giáo dục thành công thì cần rất nhiều công sức, đòi hỏi kiến thức về chuyển đổi số và hình thức thực hiện phải đúng quy trình và đo lường được tất cả các kết quả xảy ra. Cùng đón chờ bài viết tiếp theo để biết được quy trình chuyển đổi số trong giáo dục thành công.

Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và Chuyển đổi số AlphaGroup (AlphaSoftware)

Địa chỉ: Tầng trệt, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Email: info@alphasoftware.vn
Hotline Hành chính nhân sự: 0292 999 1929 (Phím 1)
Hotline Khách hàng doanh nghiệp: 0292 999 1929 (Phím 2)

TÌM KIẾM:

TIN TỨC MỚI NHẤT:

TIN TỨC NỔI BẬT:

TƯ VẤN & HỖ TRỢ:

TIN TỨC GỢI Ý:

Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline