Theo nghiên cứu của MIT (Massachusetts Institute of Technology), các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công sẽ có doanh thu cao hơn 26% so với các doanh nghiệp đối thủ chưa áp dụng chuyển đổi số. Và khi được phỏng vấn, làm thế nào để thành công trong chuyển đổi số thì đa phần các nhà lãnh đạo đến từ các công ty đã thành công đó đều trả lời rằng bên cạnh việc tích hợp các công nghệ kĩ thuật số (digital technologies) thì cũng cần phải có chiến lược chuyển đổi số cụ thể để doanh nghiệp có thể kiểm soát được quy trình và có thể tự điều chỉnh kết quả mà doanh nghiệp mong muốn. Vậy thì những chiến lược chuyển đối số đó là gì? Hãy cùng AlphaSoftware tìm hiểu 3 chiến lược chuyển đổi số giúp doanh nghiệp “trở mình” trong thời đại công nghệ nhé.
>> Xem thêm: Chuyển đổi số quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay
3 chiến lược chuyển đổi số giúp doanh nghiệp “trở mình” trong thời đại công nghệ
Chiến lược chuyển đổi số hướng tới khách hàng
Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dù là sản phẩm hay dịch vụ thì yếu tố quan trọng nhất vẫn đều là khách hàng, khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược chuyển đổi số hướng tới khách hàng là chiến lược bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghệ khi tham gia chuyển đổi số. Những việc cần làm trong chiến lược chuyển đổi số hướng đến khách hàng bao gồm:
Thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng
Trong thế giới số, khách hàng không tập trung một chỗ nên thường sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng. Vì vậy, để có thể mở rộng khả năng tiếp cận đến khách hàng, doanh nghiệp cần phải hoạt động đa kênh, ứng dụng đa kênh vào chiến lược chuyển đổi số. Doanh nghiệp phải tập trung tạo ra giá trị để thu hút khách hàng tìm đến mình, khách hàng ở đâu thì doanh nghiệp phải ở đó, luôn sẵn sàng xuất hiện mọi lúc ngay khi khách hàng phát sinh ra nhu cầu và thực hiện việc tìm kiếm.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Khách hàng ngày nay dần trở nên quyền lực hơn với sự đa dạng trong việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường vì vậy để có thể cạnh tranh và tạo được ấn tượng đối với khách hàng thì các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong chiến lược chuyển đổi số của mình. Theo thống kê từ Accenture, có tới 75% khách hàng có xu hướng thiện vị những thương hiệu nhớ được tên họ, hiểu về lịch sử mua hàng của họ, đề xuất những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã mua trước đó. Trong một nghiên cứu khác thì có 40% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các thương hiệu mà cá nhân hóa được trải nghiệm mua sắm của họ.
Thay đổi phương thức tương tác khách hàng
Việc tương tác truyền thống (outbound marketing) theo kiểu doanh nghiệp đã truyền tải thông điệp tới khách hàng mà không nhận lại được sự tương tác từ khách hàng, không quan tâm cảm xúc khách hàng khi nhận thông điệp (tương tác một chiều). Hiện tại, việc tương tác theo phương thức truyền thống đã dần không còn đạt được hiệu quả do khách hàng đã không còn quan tâm các hình thức quảng cáo tràn lan, dồn dập và khiến họ trở nên có ác cảm với doanh nghiệp.
Để có thể thành công trong chiến lược chuyển đổi số nhắm tới khách hàng, doanh nghiệp cần phải thay đổi trong cách tương tác với khách hàng, cần phải thực hiện inbound marketing thông qua xây dựng nội dung hữu ích (content), cá nhân hóa nội dung cho từng đối tượng khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu hoặc vấn đề cần giải quyết sẽ tự tìm kiếm thông tin. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin hữu ích cung cấp đến khách hàng, tạo ra các giá trị để nuôi dưỡng lòng tin, gây thiện cảm cho khách hàng từ đó có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Chiến lược chuyển đổi số hướng tới khách hàng
Chiến lược số hóa
Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, tối ưu năng suất, tối thiểu chi phí thì số hóa dữ liệu và số hóa trong quy trình vận hành chính là chiến lược chuyển đổi số mà doanh nghiệp đang tìm. Việc số hóa dữ liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí, đây là hình thức chuyển đổi tất cả các thông tin, dữ liệu, tài liệu từ dạng vật lý sang định dạng kỹ thuật số, lưu trữ trên máy tính. Ví dụ như scan giấy tờ, tài liệu dạng giấy sang lưu trữ PDF, … Bên cạnh đó, số hóa cải tiến quy trình vận hành sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng được tối ưu nhất các nguồn thông tin, dữ liệu, tài liệu đã chuyển đổi sang dạng kỹ thuật số.
Chiến lược số hóa
Chiến lược hợp tác
Khi chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải bỏ ra số tiền đầu tư ban đầu cho công nghệ, phần mềm là khá lớn. Công nghệ, phần mềm là yếu tố then chốt trong chiến lược chuyển đổi số của mỗi doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh, có thể thoải mái chọn lựa những nhà cung cấp công nghệ, dịch vụ hàng đầu, tuy nhiên chi phí sẽ rất đắt đỏ đối với các doanh nghiệp có nguồn ngân sách hạn chế, họ sẽ không thể nào sở hữu được đầy đủ các công nghệ, phần mềm đó. Vì vậy, những doanh nghiệp có nguồn ngân sách hạn chế cần phải có chiến lược hợp tác phù hợp, nên chọn hợp tác với các đối tác công nghệ đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp với chi phí phù hợp.
Chiến lược hợp tác
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một hành trình dài, đòi hỏi sự nghiêm túc của doanh nghiệp, bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ thì cũng cần phải có chiến lược chuyển đổi số phù hợp. Thật may mắn khi AlphaSoftware là một trong những Nhà đầu tư công nghệ cho Startup chuyên đầu tư, tư vấn các chiến lược chuyển đổi số, triển khai, vận hành giải pháp phần mềm đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại: (+84) 835 799997 để được tư vấn và hỗ trợ triển khai các chiến lược chuyển đổi số nhanh nhất.
>> Xem thêm: Để thực hiện quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu?